Thursday, August 31, 2023

Thu hoạch “chiến lợi phẩm” trong rừng

HB 29-8-2023

Đôi khi hình thái “chiến lợi phẩm” từ thiên nhiên chỉ rất đơn giản thế này thôi.

Hai cán bộ nghiên cứu lượm được gì? Một chùm “hạt dẻ” không gai (hạt bên trong trông tuyệt đối giống hạt dẻ, cũng có vỏ cứng, nhưng không có lớp áo gai như lông nhím bao ngoài). Một cành cây sa nhân khá lớn, kích thước có lẽ trưởng thành, cực đại. Một chú ốc núi, đang bám vào lá sa nhân để đánh chén bữa trưa.

Hình: Vài món quà của thiên nhiên (Ảnh: 29-8-2023, Hòa Bình)

Sa nhân là cây thuốc, nên những chú ốc ăn các loại thuốc như sa nhân sẽ mang mùi vị thuốc nam vào mình. Hạt dẻ không gai vẫn là món ăn ưa thích của sóc, nhưng chỉ trong khu rừng này có tới 3 loại cây cùng gọi là hạt dẻ. Cây sa nhân có giá trị kinh tế cao, do hạt quả sa nhân được thu mua với giá tốt, nhưng người Mường không trồng, mà nói rằng cây này là đặc sản của người Dao. Những yếu tố này chứa nhiều giá trị văn hóa-xã hội bản địa hơn là chuyện thuần túy cây-con của người làm kinh tế.

Bỏ sang một bên động cơ lợi nhuận thuần kinh tế, môi trường sống đa dạng như rừng già chỉ dậy cho con người đô thị rất nhiều về cách thức cảm nhận giá trị của hệ dịch vụ sinh thái. Đồng thời, sự tự do tự tại của hệ động thực vật rừng là tấm gương cho thấy, việc xây dựng văn hóa thặng dư sinh thái trong cộng đồng con người kinh tế, nếu có thành công chăng nữa, cũng chỉ là một bước chật vật ban đầu để quay trở lại với giá trị vĩ đại, vĩnh cửu của thiên nhiên.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.